Pages

May 20, 2012

Cúc hoa

Cúc Hoa, miền Nam gọi là Bông cúc. Tên Latinh của vị thuốc Cúc hoa (theo Dược Điển Việt Nam in lần thứ nhất, tập 2, Nhà xuất bản Y học 1983, tr.110) là Flos Chrysanthemi, thuộc họ cúc Compositae = Asteraceae thì vị thuốc này, theo thực vật gọi là cụm hoa đầu, nhưng nhân dân thường gọi là "hoa" mặc dù đó chỉ là nhiều lá hoa nhỏ tụ họp lại.

Có 2 loại:

Kim cúc (Chrysanthemum indicum L. = Chrysanthemum japonicum Thunb.). Cúc hoa vàng nhỏ như khuy áo, màu vàng, dễ trồng, dễ mọc.

Bạch cúc (Chrysanthemum morifolium Ramatuelle = Chrysanthemum sinense Sabine).Cúc hoa trắng, tốt hơn, hiếm hơn, thường dùng để ướp trà.

Cúc hoa vàng là loại mọc đứng, thân có khía, không lông. Lá trái xoan, nhọn chia thuỳ sâu, thuỳ kéo dài có nhiều răng, mặt trên và mặt dưới đều màu xanh lục.

Đầu hoa màu vàng xếp thành ngù, cuống ngắn: các lá bắc trái xoan ngược, thuôn dài, tất cả đều khô xác ở mép, có màu sẫm hơn.

Cây cúc được trồng ở nước ta để lấy hoa làm thuốc hay ướp chè, nấu rượu. Trồng nhiều nhất là ở các làng Nghĩa Trai (Hưng Yên), Nhật Tân (Hà Nội) và Tế Tiêu (Hà Tây), Nam Hà...

Trong Cúc hoa có các axít amin như adenin, cholin, stachydrin và vitamin A. Trong tinh dầu của loài Chrysanthemim sinense var.japonicum có dl - camphor C10H16O. Sắc tố của hoa là chrysanthemin (asterin, kuromamin) C21H20O11 khi thuỷ phân sẽ được glucoza và cyanidin C15H11O6. Cây chứa tinh dầu trong đó có chrysol, chrysanthenon, và vejuhualacton, artoglasin A, acaciin, linarin, chrysanthemin. Chất màu của hoa cúc là các carotenoit: chrysanthema - xanthin C40H56O3. Các sắc tố màu vàng có Luteolin dưới dạng glycozit. Còn có các hydrocacbon: n hexacosan C26H24, n -tetracosann.

Tính vị, công năng: Cúc hoa vàng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải cảm, tán phong thấp, giáng hoả, giải độc, làm sáng mắt .

Thường dùng trong các trường hợp:

Phòng cảm lạnh, cúm, viêm não .

Viêm mủ da, viêm vú.

Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, huyết áp cao .

Đau mắt đỏ, chẩy nhiều nước mắt.

Viêm gan, kiết lỵ .

Dùng ngoài trị đinh nhọt, rắn cắn, chấn thương, bầm giập .

Liều dùng: 8-12g hoa hoặc 15-20g cành lá dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài giã đắp không kể liều lượng. Có thể hãm uống giải độc rượu .

Bài thuốc hoa cúc

Chữa ho, sốt, cảm mạo

Bài thuốc Tang cúc ẩm:

Cúc hoa vàng     6g

Lá dâu         6g

Liên kiều         4g

Bạc hà         4g

Cam thảo         4g

Cát cánh         4g

Nước         600ml

Sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa cảm mạo, sốt nóng, ho, háo

Bài thuốc Tang cúc ẩm gia giảm:

Cúc hoa vàng    8g

Lá dâu         12g

Hạnh nhân         8g

Liên kiêu         6g

Cát cánh         8g

Bạc hà         4g

Cam thảo         4g

Đạm trúc diệp     4g

Sắc uống trong ngày .

Chữa hoa mắt, chóng mặt, mắt khô tròng

Bài thuốc Kỷ cúc, Địa hoàng hoàn

Kỷ tử         20g

Cúc hoa vàng     12g

Thục địa         32g

Đan bì         12g

Phục linh         12g

Sơn thù         16g

Trạch tả         12g

Hoài sơn         16g

Các dược liệu sấy khô, tán nhỏ luyện mật, viên bằng hạt ngô. Ngày uống 3 - 4 lần, mỗi lần uống 16 - 20 viên. Hoặc có thể sắc uống, lượng giảm bớt 1/6 mỗi vị.

Chữa hoa mắt, chóng mặt, mắt đỏ, mũi tắc:

Bài thuốc Cúc hoa trà điền tán . Cúc hoa vàng, Xuyên khung, Kinh giới, Bạc hà, Phòng phong, Khương hoạt, Hương phụ, Cam thảo, Bạch chỉ, Tế tân. Các vị bằng nhau. Trộn đều, tán nhỏ,  mỗi lần uống 4 - 6g sau bữa ăn, dùng nước trà chiêu thuốc.

Chữa cảm sốt

Cúc hoa vàng     5g

Địa liền         5g

Cúc tần         20g

Lá tre         20g

Bạc hà         20g

Kinh giới         20g

Cát căn         20g, dạng thuốc bột hoặc thuốc viên.

Mỗi ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 4 - 6g.

Chữa cảm, phong hàn, chủ yếu có cảm giác lạnh

Cúc hoa vàng     5g

Địa liền         5g

Bạc hà         20g

Kinh giới         20g

Tía tô         20g

Cát căn         20g

Sắc uống.

Chữa viêm, thoái hóa hoàng điểm

Thục địa, Hạt thảo quyết minh, mỗi vị 20g, Cúc hoa vàng, Thương truật, Chi tử, Hoàng cầm, Kỷ tử, Đại táo, Long nhãn, Viễn chí, mỗi vị 12g, xác Ve sầu 8g. Sắc uống trong 1 ngày. Mỗi tuần uống 5 thang. Thời gian điều trị từ 1 đến 2 tháng.

Caythuocquy.info.vn

No comments:

Post a Comment

 
Powered by Blogger