Pages

Apr 28, 2010

Chăm sóc trẻ khi bị sốt

Lần đầu làm cha mẹ sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng bối rối khi bé bị ốm, sốt. Bạn băn khoăn, lo lắng và chưa biết nên xử trí ra sao? Những lời khuyên và hướng dẫn của các chuyên gia dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng ứng phó kịp thời.

Biểu hiện bé sốt

  • Thân nhiệt bé trở nên nóng hơn rất nhiều.
  • Trẻ quấy khóc, dễ nổi cáu.
  • Mệt mỏi.
  • Thở gấp.
  • Ngủ lơ mơ.


Khi bé có những biểu hiện như trên, các bậc cha mẹ cần nhanh chóng đo nhiệt độ cho trẻ. Khi cặp nhiệt độ thì nhiệt độ thân nhiệt cao hơn 37 độ C.

Mẹo hay mách bạn

Nếu bé nhà bạn có cảm giác quá mệt mỏi, bạn có thể cho bé sử dụng thuốc hạ sốt phụ thuộc vào độ tuổi và trọng lượng cơ thể bé. Tốt hơn hết để an toàn bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng thuốc.

Không dùng kháng sinh cho trẻ dưới 18 tháng tuổi: việc cho trẻ dưới 18 tháng tuổi sử dụng thuốc kháng sinh chẳng những không giúp bé cải thiện được tình hình mà còn khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Thường xuyên lau người bằng khăn mặt ướt cũng giúp trẻ dễ chịu hơn và nhanh chóng hạ sốt.

Ngoài ra bạn cũng có thể dùng khăn mặt lạnh để chườm lên trán bé cũng sẽ giúp hạ nhiệt nhanh.

Khi trẻ bị sốt nên mặc cho trẻ quần áo thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt, để việc tỏa nhiệt được dễ dàng hơn.

Bạn cũng cần chắc chắn rằng phòng nghỉ của trẻ phải có nhiệt độ vừa phải, không quá nóng và cũng không quá lạnh, có độ tối vừa phải, không nên có quá nhiều ánh sáng.

Đừng quên cho bé uống đủ lượng nước để tránh tình trạng bị khử nước trong cơ thể. Sốt chính là nguyên nhân khiến lượng nước trong cơ thể bé bị sụt giảm nhanh chóng. Bạn có thể cho trẻ uống thêm các loại nước quả hay ăn các món xúp, cháo. Tránh cho bé dùng những chất kích thích như caffein hay các đồ uống có chứa cồn.

Nếu trẻ bị sốt kèm theo nôn hay tiêu chảy thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để bù nước cho trẻ.

Đối với trẻ khi bị sốt, bạn không nên ép buộc trẻ ăn theo ý mình mà thay vào đó hãy cho bé sự lựa chọn, cách này sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn. Có thể gợi ý cho trẻ ăn thức ăn loãng, dễ tiêu như xúp khoai tây, cà rốt hay cháo thịt xay nhuyễn, sữa, yaourt, nước trái cây (tùy theo lứa tuổi).

Hãy dành thời gian nhiều cho trẻ nghỉ ngơi, thay vì để trẻ xem tivi quá nhiều hay vận động quá sức.

Lưu ý:

Nếu bé có những biểu hiện dưới đây thì đừng chần chừ mà hãy nhanh chóng gọi cho bác sĩ trước khi quá muộn:

  • Trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi sốt cao hơn 38 độ C.
  • Trẻ sốt trên 39 độ C.
  • Sốt kèm nôn và tiêu chảy nặng
  • Không có dấu hiệu hạ nhiệt dù đã thử nhiều cách.
  • Chỉ sốt vào những giờ nhất định trong ngày.
  • Sốt kèm theo hiện tượng khó thở.
  • Nếu trẻ bị sốt co giật phải ngay lập tức dùng khăn mềm kẹp giữa hai hàm răng để trẻ khỏi cắn phải lưỡi. Tuyệt đối không dùng vật cứng ngáng miệng trẻ để tránh gãy răng, không giữ chặt trẻ lại để tránh gãy xương. Khi ngừng cơn co giật phải ngay lập tức đưa trẻ về tư thế an toàn (lật nghiêng trẻ sang một bên, đầu hơi ngửa ra sau) để nếu trẻ có nôn thì chất nôn không trào ngược vào đường hô hấp gây nguy hiểm cho trẻ. Sau đó, hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.
  • Không mặc quá nhiều quần áo hay trùm chăn, mền trong lúc trẻ đang sốt, vì như thế nhiệt độ trẻ sẽ không thoát ra được, càng làm tăng thân nhiệt, dễ dẫn đến co giật. Không hốt hoảng, la hét khi trẻ bị co giật, hoặc lay gọi trẻ khi trẻ đang co giật. Không vắt chanh vào miệng trẻ khi trẻ đang co giật, điều này rất nguy hiểm vì trẻ có thể sặc vào đường thở, dẫn đến tử vong.

No comments:

Post a Comment

 
Powered by Blogger