Pages

Sep 30, 2012

Rửa mặt khi đi nắng về có thể gây đau đầu

Thói quen rửa mặt ngay sau khi đi nắng về có thể là nguyên nhân khiến bạn đau đầu.

  • Những nguyên tắc khi rửa mặt
  • Những suy nghĩ sai về cách rửa mặt

Việc hoạt động, chơi thể thao ngoài nắng làm cơ thể thoát ra nhiều mồ hôi. Nhiều người về nhà, khi thấy đầu, mặt nóng bức khó chịu là muốn tắm, gội đầu, rửa mặt ngay cho mát mẻ.

Thế nhưng, cảm giác dễ chịu chỉ là được một lúc và không lâu sau, đầu, mặt có thể sẽ nóng trở lại cùng chứng đau đầu. Vài viên thuốc giảm đau có thể giúp xoa dịu cơn đau. Tuy nhiên những ngày sau đó, bệnh vẫn diễn biến tương tự,  dẫn đến là đau đầu mạn tính kèm theo rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày, viêm gan… do việc dùng thuốc giảm đau nhiều và kéo dài.

Nguyên nhân dẫn đến đau đầu

Để thích nghi với nhiệt độ thay đổi bên ngoài môi trường, cơ thể chúng ta cũng tự điều chỉnh nhằm tạo sự quân bình. Ví dụ: Thân nhiệt cơ thể trung bình bao giờ cũng khoảng 37 độ C. Trời lạnh, máu trong người cũng bị ảnh hưởng lạnh, khi máu đi ngang qua vùng đồi thị sau não, các trung tâm giao cảm ở đó bị kích thích khiến mạch máu ngoại biên co lại, da gà nổi lên... làm cho thân nhiệt cũng tăng. Ngược lại, nếu nhiệt độ quá cao làm máu trở nên nóng, các trung tâm đối giao cảm bị kích thích sẽ khiến giãn mạch máu ngoại biên, gây xuất mồ hôi... và nhiệt độ cơ thể cũng giảm xuống.

Trường hợp đi nắng về, cảm giác đầu, mặt nóng, nếu bạn rửa mặt ngay sẽ thấy mát mẻ nhưng sau đó "bộ máy điều hòa nhiệt lượng" cơ thể hoạt động dẫn những hơi nóng còn lại trong cơ thể đến vùng mặt (đang mát do vừa được rửa bằng nước) và kết quả là mặt bạn nóng bừng trở lại.

Hơi nóng đưa lên đầu sẽ khiến chúng ta bị đau đầu. Nếu việc này xảy ra thường xuyên (nhất là vào mùa nắng nóng), chứng đau đầu sẽ càng ngày càng khó chịu hơn…

Những bài thuốc đông y chữa đau đầu

Giải pháp để tránh bị đau đầu trong trường hợp này là làm ngược lại thao tác trên: Nên rửa chân tay trước (nhất là vùng chân) sau khi đi nắng về. Theo nguyên lý điều hòa nhiệt lượng, hơi nóng ở đầu mặt và toàn thân sẽ được chuyển xuống chân và thoát ra ngoài qua các lỗ chân lông.

Lúc thân nhiệt hơi dịu, mới rửa mặt thì toàn cơ thể sẽ được hạ nhiệt đều, không gây tổn hại đến các phần khác trong cơ thể.

Những người vì bị chứng đau đầu dai dẳng nên dùng bài thuốc sau để trục hết hơi nóng ra, làm cho đầu nhẹ nhàng, thanh thản:

- Hương nhu (tươi): 10g (hoặc 6g nếu dùng khô), cúc hoa (lựa loại màu vàng tốt hơn): 16g. Cho vào bình đựng trà, rót khoảng 100ml nước sôi, đậy nắp, để khoảng 10 phút cho thuốc thấm ra. Uống lúc thuốc ấm, sáng và chiều. Uống khoảng 7 ngày, khi cảm thấy hết đau đầu, bỏ vị hương nhu, chỉ cần dùng cúc hoa, hãm uống như nước trà hàng ngày.

Hương nhu là vị thuốc chủ yếu dùng trị cảm nắng, trúng nắng, trừ được hơi nắng nóng (thử khí) đã được dùng từ thời xa xưa.

Cam cúc hoa, theo Đông y, đi vào kinh Can, có tác dụng thanh đầu, minh mục (làm nhẹ đầu, sáng mắt). Y lý Đông y cho rằng tạng Can có liên hệ với mắt (Can khai khiếu ở mắt), ngoài ra, đường kinh Can có một nhánh (gọi là kinh Can biệt) đi lên đỉnh đầu, vì vậy, bệnh ở mắt, đỉnh đầu, có thể dùng những vị thuốc điều chỉnh ở tạng hoặc kinh Can để điều hòa các rối loạn đó.

Sự phối hợp hai vị thuốc hương nhu, cúc hoa, vừa trừ được hơi nóng, vừa làm cho nhẹ đầu, sáng mắt. Trà hương nhu cúc hoa uống vào, vừa cảm nhận được hương thơm, vừa cho cảm giác lâng lâng, nhẹ nhàng, sảng khoái!

(Theo bác sĩ Hoàng Duy Tân )

Nguồn: Phụ nữ online

No comments:

Post a Comment

 
Powered by Blogger