Pages

Apr 26, 2010

Phòng chống bệnh cảm cho bé

Nên thường xuyên rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi bạn xỉ mũi cho bé.

- Bạn cũng nên khuyến khích bé rửa tay hàng ngày. Đây là hoạt động hữu ích để tiêu diệt virus và ngăn ngừa cảm lạnh, cảm cúm cho bé. Bạn nên cho bé dùng kèm với các loại xà phòng diệt khuẩn. Nếu bé vui chơi bên ngoài, bạn có thể chuẩn bị cho bé một chai nước vệ sinh tay chuyên dụng.

- Để bé cách ly với môi trường khói thuốc hoặc những người mắc bệnh cảm cúm. Virus cảm cúm có thể bắn ra từ miệng hoặc mũi của người bệnh khi ho hoặc hắt hơi và lây nhiễm cho bé.

- Che mũi và miệng cho bé khi trong nhà có người ho hoặc hắt hơi.

- Bạn không nên cho bé dùng chung khăn giấy hoặc uống chung cốc với những người bị ốm trong nhà.

- Bạn cũng nên tích cực vệ sinh đồ chơi cho bé. Bởi vì đồ chơi của bé là nơi tích tụ rất nhiều virus, vi khuẩn gây bệnh. Thói quen, mút hoặc ôm đồ chơi khi ngủ sẽ làm gia tăng tình trạng bị cảm ở bé.

- Tạo môi trường ngủ cho bé thật trong lành và thoáng khí. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra thân nhiệt cho bé để đề phòng bé bị ốm, sốt bất thường. Tuyệt đối không nên để bé bị nóng, lạnh đột ngột.

- Nếu bé tè dầm, bạn nên nhanh chóng thay thay tã (hoặc quần) khô cho bé để bé không bị nhiễm lạnh.

- Nếu bạn đắp chăn cho bé, đảm bảo rằng, đó là loại chăn mềm, ấm và đủ độ rộng để che phủ đến tận gót chân khi bé xoay người ban đêm. Bạn nên lưu ý để chăn không tuột khỏi người khi bé ngủ vì điều này có thể khiến bé bị nhiễm lạnh.

- Nếu sử dụng chăn điện, bạn cũng nên cẩn thận vì nhiệt độ ở chăn điện quá cao có thể khiến bé bị nóng, đổ mồ hôi. Lượng mồ hôi này khó thoát ra bên ngoài mà sẽ hấp thu ngược lại cơ thể bé và làm bé bị lạnh.

- Nếu thời tiết tốt, bạn nên cho bé ra ngoài trời để bé được hít thở không khí trong lành. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, nếu bé sống lâu trong môi trường khô hanh hoặc kín khí trong nhà, hệ miễn dịch của bé sẽ bị yếu đi. Hơn nữa, không khí khô hanh còn làm tăng quá trình tiểm ẩn virus gây cúm với bé.

- Với bé đã đến tuổi ăn dặm, bạn nên tạo thói quen cho bé sử dụng đủ nước mỗi ngày. Nước được biết đến như một loại chất giúp thanh lọc và khiến cơ thể loại bỏ độc tố.

- Tăng cường dinh dưỡng cho bé: Những loại dưỡng chất có tác dụng củng cố hệ miễn dịch và ngăn ngừa tối ưu triệu chứng cảm cho cơ thể bé là: Vitamin C, E; chất sắt; Omega 3; sữa chua…

Dấu hiệu bé bị cảm

Các triệu chứng cảm (bao gồm cả cảm cúm và cảm lạnh) có thể xuất hiện một vài ngày sau khi bé bị nhiễm bệnh. Các dấu hiệu thông thường khi bé bị cảm là chảy nước mũi, hắt hơi, ho, có thể kèm theo tình trạng sốt….

Rất khó để phân biệt chính xác cảm lạnh với cảm cúm. Tuy nhiên, nếu bé bị sốt cao, thở gấp, mệt mỏi bất thường, đau đầu, sưng và đau họng; Bé khó nuốt thức ăn, đau bụng, đau ngực, đau tai… bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám.

No comments:

Post a Comment

 
Powered by Blogger